Những lần giao lưu ấy đã khiến cho “trình” lên cao, ông đã có thẻ tự đánh giá được giá trị cổ vật mà không cần tham khảo ý kiến người trong giới. Do khéo mua bán, mỗi thương vụ, ông thu được hàng chục triệu đồng. Ông đã xây dựng được cơ ngơi lên đến hàng tỷ đồng, ngôi nhà và chiếc xe hơi đang có, tất cả cũng là nhờ niềm đam mê, chịu học hỏi, không sợ thất bại.
Trở thành một trong những người sành chơi trong giới đồ cổ, ít ai biết được vốn khởi nghiệp của ông từ những đồng tiền ít ỏi, ăn trộm của vợ.
Trộm tiền bán lợn mua đồ cổ
Có được cơ ngơi và khối đồ cổ “độc nhất vô nhị” như hiện nay, ông Đa Lương, quê lúa Thái Bình, đã trải qua nhiều cuộc thăng trầm. Từ con số 0, sau 10 năm, ông Lương được mọi người trong giới đồ cổ đánh giá là một trong những đại gia với tài sản hàng tỷ đồng.
Ít ai ngờ rằng, lúc chập chững bước vào nghề, số vốn khởi nghiệp của ông Lương lại từ số tiền bán lợn, ông lấy trộm của vợ. Món đồ đầu tay là chiếc lư đồng cổ có tuổi đời hơn 80 năm. Lúc đó, vợ và gia đình phải đối kịch liệt vì sở thích “điên rồ”, ông đã phải trả lại.
“Vạn sự khởi đầu nan”, ông Lương tiếp tục niềm đam mê bằng việc giao lưu kết bạn, hỏi hỏi những người đi trước để có thêm kiến thức về cổ vật như xuất xứ, lịch sử và lý do tại sao lại được mọi người săn lùng,…
Những món đồ cổ hàng hiếm của đại gia Thái Bình
Những lần giao lưu ấy đã khiến cho “trình” lên cao, ông đã có thẻ tự đánh giá được giá trị cổ vật mà không cần tham khảo ý kiến người trong giới. Do khéo mua bán, mỗi thương vụ, ông thu được hàng chục triệu đồng. Ông đã xây dựng được cơ ngơi lên đến hàng tỷ đồng, ngôi nhà và chiếc xe hơi đang có, tất cả cũng là nhờ niềm đam mê, chịu học hỏi, không sợ thất bại.
Ông chia sẻ: “Đi vào nghề mới biết được quy luật của nó, ban đầu cứ nghĩ tuổi đời của mỗi cổ vật càng ‘sâu’ thì giá trị càng cao. Sau này chơi mới hiểu, ngoài tuổi đời, giá trị của nó còn định giá bởi hàng “hiếm” trên thị trường. Hàng càng hiếm giá trị càng cao”.
Nói về kinh nghiệm nghề nghiệp, ông rút ra một điều, nếu ham hàng rẻ sẽ dẫn đến thất bại, bởi hàng nào cũng có giá trị đúng với xuất sứ và lịch sử của nó. “Mua được là điều may mắn chứ vì giá cao mà run tay là mất cơ hội”, ông nói.
Khối tài sản có giá trị hàng tỷ đồng
Để sở hữu nhiều hàng độc, ông đã phải rong ruổi khắp Bắc Trung Nam, có khi phải xa nhà cả tháng mới đi tìm hiểu những món đồ mà ông “kết”. Có những hàng độc phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu mới quyết định mua. Làm cái nghề này thành công hơn người khác là phải bỏ công sức, thời gian nghiên cứu, quan trọng hơn cả là dám vung tiền đúng thời điểm”, ông chia sẻ thêm.
Ông Lương tâm đắc với những món đồ cổ “có một không hai” mà mình đang sở hữu. Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là những báu vật có giá trị lớn trên thị trường.
Tiêu biểu như chiếc đồng hồ đeo tay Omega với dây đeo làm từ 2,5 lượng vàng 24k, có độ tinh xảo cao và tuổi đời hơn 60 năm. Trên thị trường hiện nay, ông và một người khác ở phố Huế (Hà Nội) đang sở hữu chiếc đồng hồ quý này, tuy nhiên chiếc kia chỉ có 1,6 lượng vàng.
Những chiếc đồng hồ cổ
Ông cho biết, cơ duyên có được chiếc đồng hồ này từ chuyến đi của người bạn sang Mỹ. Tại chợ đồ cổ ở California, bạn ông đã thấy chiếc đồng hồ này và gọi điện về mách cho ông. Với kinh nghiệm, biết đây là hàng độc nếu về Việt Nam, ông đã không ngại xuống tiền. Hiện có người nài nỉ mua lại với giá 300 triệu đồng, ông cũng không bán
Một trong những món đồ cũng vào hàng hiếm mà ông Lương đang sử hữu là chiếc đài hãng TeleFunken. Câu chuyện giống với chiếc đồng hồ, chiếc radio này được mua ở HongKong nhờ một người bạn. Niềm vui sướng của ông đã vỡ òa khi biết được chiếc đài này cùng đời và cùng hãng với chiếc đài của chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Chiếc đài này vẫn đang hoạt động tốt, hàng ngày tôi vẫn sử dụng để nghe đài Tiếng nói Việt Nam. Đối với tôi nó mang dấu ấn của một giai đoạn lịch sử gắn liền với chủ tịch Hồ Chí Minh”, ông tâm sự.
Dân trong giới đồ cổ còn chia sẻ cho nhau về chiếc xe máy Peugeot của Pháp mà ông Lương đang sở hữu. Theo ông Lương, chiếc xe có từ đời Đức quốc xã cho tới nay vẫn còn nguyên bản về màu sắc, nước sơn cho đến máy móc. Nhiều người đang trả ông 200 triệu đồng nhưng ông tiếc không muốn bán.
“Đây cũng thuộc hàng cực hiếm hiện nay trên thị trường đồ cổ, mình phải sang tận Campuchia mua mang về Việt Nam. Giá trị của nó hiện nay cao ngất ngưởng không phải do đời nó ‘sâu’ bởi nó vẫn giữ được nguyên bản”, ông Lương chia sẻ.